U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa hay gặp đặc biệt trong lứa tuổi sinh sản. Một điều quan trọng nhất có 15% các khối u buồng trứng là ác tính. Ung thư buồng trứng chiếm 30% tổng số các ung thư của sinh dục nữ và là ung thư đứng hàng thứ 5 của phụ nữ.
1. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng
Nguyên nhân u nang buồng trứng có thể là lành tính hay ác tính (ung thư), có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ở nhóm tuổi trẻ, thường gặp nhất là u bì (hay còn gọi là u quái), là một dạng lành tính. Đặc biệt, u ác tính ở tuổi trẻ thường tiến triển nhanh và xấu. Một u nang buồng trứng chỉ có thể biết chắc chắn là lành tính hay ác tính sau khi đã phẫu thuật và đem tổ chức buồng trứng đó đi làm xét nghiệm. Có thể nghi ngờ ác tính khi thấy u to nhanh và cơ thể suy kiệt nhiều.
2. Triệu chứng thường gặp của u nang buồng trứng
Phần lớn các khối u được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, siêu âm tổng quát hay phát hiện khối vùng chậu qua khám bụng và phụ khoa. Khối u buồng trứng thường có tiến triển âm thầm không có các triệu chứng rõ ràng. Do không có các triệu chứng nên các ung thư buồng trứng thường được phát hiện muộn, khi đã tiến triển di căn xa. Ngay cả khi ung thư buồng trứng thì các triệu chứng vẫn không phải là triệu chứng của buồng trứng mà chủ yếu là triệu chứng ngoài phụ khoa do khối u di căn hay chèn ép các cấu trúc lân cận.
Có thể gặp các triệu chứng :
- Sờ thấy một khối u ở vùng bụng hay thấy bụng to ra, đau bụng (thường là cơn đau quặn).
- Rối loạn nhịp độ tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt (thường ít gặp). Đa số triệu chứng thường mơ hồ ở giai đoạn đầu và khi u còn nhỏ.
3. Các loại u nang buồng trứng
Có nhiều loại u nang buồng trứng như nang dạng bì và u nang lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, u nang chức năng là loại phổ biến nhất. Hai loại u nang chức năng bao gồm u nang noãn và nang hoàng thể.
-
U nang buồng trứng
Trong một chu kỳ kinh nguyệt, trứng phát triển trong túi gọi là nang trứng nằm bên trong buồng trứng. Trong hầu hết các trường hợp, nang hoặc túi này vỡ ra và giải phóng trứng. Nhưng nếu nang trứng không bị vỡ, dịch bên trong nang có thể hình thành một nang trong buồng trứng.
-
U nang Corpus
Túi nang thường vỡ ra sau khi giải phóng trứng. Nhưng nếu túi không vỡ và giải phóng dịch nang, dịch bổ sung có thể tích tụ bên trong túi gây ra u nang hoàng thể.
Các loại u nang buồng trứng khác bao gồm:
-
U nang quái : phát triển trên buồng trứng có thể chứa tóc, chất béo và các mô khác.
-
U nang tuyến: sự tăng trưởng không ung thư có thể phát triển ở bề mặt ngoài của buồng trứng.
-
U lạc nội mạc tử cung: các mô thường phát triển bên trong tử cung có thể phát triển bên ngoài tử cung và bám vào buồng trứng, dẫn đến u nang
Một số phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang khiến cho buồng trứng chứa một số lượng lớn các nang nhỏ gây chèn ép buồng trứng. Nếu không được điều trị, buồng trứng đa nang có thể gây vô sinh.
4. Cách điều trị bệnh u nang buồng trứng
- Chủ yếu là phẫu thuật lấy đi khối u. Tùy tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xem xét việc để lại phần buồng trứng lành để đảm bảo chức năng nội tiết của người phụ nữ.
- Thông thường, phụ nữ có hai buồng trứng, do đó việc lấy đi một buồng trứng không làm ảnh hưởng đến chức năng nội tiết. Cũng có khi, u nang buồng trứng được đề nghị dùng thuốc, đó là trường hợp nang cơ năng buồng trứng hay có khi phải dùng thuốc một thời gian rồi mới phẫu thuật (u nang do lạc nội mạc tử cung)
Để phát hiện sớm u nang buồng trứng
- Phụ nữ đã có gia đình: nên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
- Phụ nữ chưa có gia đình: nên đi siêu âm vùng bụng kiểm tra mỗi 2-3 năm hoặc khi có các triệu chứng như đã nêu.
- Ngay khi có triệu chứng hay nghi ngờ có u nang buồng trứng, nên đến khám ở chuyên khoa phụ khoa để đựơc chẩn đoán và điều trị thích hợp.
5. Tiến triển và biến chứng của bệnh u nang buồng trứng
-
Xoắn u nang: cấp hay bán cấp thường xảy ra với u nang bì, kích thước không to lắm, đôi khi xảy ra với nang nhày, nang nước. Triệu chứng đau đột ngột dữ dội, vã mồ hôi, choáng nôn cần mổ cấp cứu.
-
Vỡ u nang: thường xảy ra khi bị xoắn nhiều vòng hoặc do sang chấn va đập mạnh vào u nang.
-
Ung thư: có thể gặp ở nang nước có các nhú trong vỏ nang.
-
Nhiễm khuẩn nang: xảy ra khi xoắn u nang, nhiễm khuẩn làm to lên dính vào các tạng xung quanh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc.
-
Nang chèn ép tiểu khung: chèn ép trực tràng, bàng quang, niệu quản gây táo bón bí tiểu... Nang to tiến triển trong nhiều năm choán hết ổ bụng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, cổ chướng...
-
Có thai kèm u nang: u nang có thể gây sảy thai, đẻ non, gây u tiền đạo. Thường phẫu thuật u nang khi thai ở tháng thứ 4. Nếu có biến chứng xoắn nang thì phải phẫu thuật bất kì tháng nào.